Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ đề "Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á" vừa diễn ra vào ngày 29/9,ĐộnglựctíchcựcchongànhcôngnghiệpbándẫnViệvietcombank tại Hà Nội. Tại sự kiện, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi. Chính phủ cũng rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn. Các bộ như Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông đều được giao lập hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành. Việt Nam cũng đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư đến năm 2030.
Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn; có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp lớn trong ngành. Nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... đã triển khai các dự án đầu tư. Trong tuyên bố chung Việt - Mỹ vừa qua cũng đã đề cập đến việc đến phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư cho các công ty, tập đoàn hoạt động trong ngành này. Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TP HCM, Hòa Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng cũng được thành lập, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư.
"Hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để kết nối, hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và Đông Nam Á. Tiềm năng hợp tác là vô cùng lớn, có nhiều ý nghĩa với sự phát triển chung của khu vực và các quốc gia trên thế giới", Bộ trưởng Dũng cho biết.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhìn nhận Việt Nam đã sẵn sàng cho sự mở rộng đột phá của ngành công nghiệp bán dẫn. Theo ông, ngành này sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần tạo đột phá phát triển kinh tế đất nước.
Bộ sẽ phối hợp cùng các cơ quan liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn tại Việt Nam và trong khu vực; hợp tác chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bán dẫn Đông Nam Á.
"Tất cả sự hợp tác sẽ là cầu nối cho sự phát triển của ngành bán dẫn trong khu vực, có vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi ngành bán dẫn toàn cầu trong những năm tới", ông Dũng nói.
Thông tin thêm, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và truyền thông), cho biết, Việt Nam đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến 2030, tầm nhìn 2035. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh việc tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực, thu hút các doanh nghiệp trên toàn cầu hiện diện, sản xuất.
Hiện ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) năm 2022 ước tính đạt 148 tỷ USD. Việt Nam có khoảng 300.000 kỹ sư, 1,6 triệu lao động, 42.000 công ty trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều công ty thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm chip nhưng chưa có công ty nào trong khâu đúc chip.
Tham dự hội nghị, ông Arnaud Ginolin - Giám đốc BCG Việt Nam, đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong việc tham gia sâu vào chuỗi cung cấp bán dẫn, đứng trước cơ hội lớn từ sự tái cấu trúc của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hiện là ứng cử viên hàng đầu nhờ lợi thế về chi phí sản xuất, chất lượng lao động, cũng như khả năng tiếp cận các thị trường lớn", ông Arnaud Ginolin chia sẻ.
Thực tế, nhờ vào vị trí chiến lược, môi trường kinh doanh, chính trị ổn định, nhiều tập đoàn đa quốc gia về lắp ráp điện tử, thiết kế vi mạch đã đến đặt nhà máy tại nền kinh tế 100 triệu dân này. Ông Arnaud Ginolin khẳng định việc Việt Nam kết nối với chuỗi giá trị điện tử, bán dẫn Đông Nam Á, có thể tạo thành một hệ sinh thái cạnh tranh trong ngành này.
Số liệu từ công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Technavio cho thấy thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng đến 6,16 tỷ USD vào năm 2024.
Hải My