Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư,ứngviênphógiáosưtrẻnhấtnămbaonhiêutuổihọlàdự đoán xổ số miền bắc phó giáo sư năm 2023. Trong số đó có 3 ứng viên phó giáo sư cùng 33 tuổi.
Người đầu tiên là tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm (chuyên ngành tài chính – ngân hàng) từng công tác tại Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay là giảng viên của Khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Theo tiến sĩ Nhâm, với vai trò một giảng viên đại học đã luôn nhận thức giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng, luôn bổ trợ cho nhau. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đều bám sát chuyên ngành được đào tạo về kinh tế học, tận dụng được lợi thế phương pháp nghiên cứu định lượng.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu cũng gắn liền với chuyên ngành mà tiến sĩ Nhâm đang giảng dạy, hướng dẫn người học tại Khoa Tài chính, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển của trường và thích ứng các xu hướng phát triển chung của đất nước cũng như quốc tế.
"Chính vì vậy, các nghiên cứu trong thời gian qua của tôi tập trung theo ba hướng chính bao gồm: thị trường tài chính và các rào cản tài chính tiền tệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp; hiệu quả doanh nghiệp và quản trị tài chính; các vấn đề kinh tế vĩ mô, toàn cầu hóa gắn với phát triển bền vững", tiến sĩ Nhâm cho biết.
Tiến sĩ Nhâm sở hữu 52 công trình khoa học, được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế uy tín, những kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia lẫn quốc tế có phản biện. Trong số đó, có 14 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI/Scopus.
Tiến sĩ Nhâm cũng từng tham gia những đề tài nghiên cứu được đưa vào áp dụng thực tế như: Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới; Các rào cản tài chính tiền tệ đối với sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục…
Ứng viên phó giáo sư 33 tuổi tiếp theo là tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền (chuyên ngành kế toán – kiểm toán), giảng viên bộ môn kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội).
Tiến sĩ Hiền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền, từng nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương, là giảng viên trẻ tiêu biểu của Trường ĐH Ngoại thương.
Tiến sĩ Hiền đã hướng dẫn 5 cá nhân bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Bên cạnh đó đã hoàn thành 8 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên, trong đó có 2 đề tài cấp Bộ, 1 đề tài cấp Nhà nước. Đồng thời đã công bố 65 bài báo khoa học, trong đó 36 bài đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín. Tiến sĩ Hiền cũng có 9 cuốn sách xuất bản thuộc các nhà xuất bản có uy tín.
Theo tiến sĩ Hiền, trong suốt hơn 10 năm tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học với vai trò giảng viên đã luôn không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nỗ lực hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.
Tiến sĩ Hiền là chủ nhiệm của nhiều đề tài khoa học và công nghệ được nghiệm thu như: các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán công cụ tài chính phái sinh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội; nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội tới chiến lược marketing xanh, danh tiếng và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam…
Ứng viên cuối cùng là tiến sĩ Lê Thanh Hà (chuyên ngành kinh tế học), đang là giảng viên bộ môn kinh tế vi mô, Khoa Kinh tế học, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội).
Tiến sĩ Hà tốt nghiệp đại học ngành kinh tế vào năm 2011. Sau đó được cấp bằng thạc sĩ ngành chính sách công tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản vào năm 2015. 3 năm sau, ứng viên này nhận bằng tiến sĩ ngành kinh tế quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản.
Tiến sĩ Hà đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên, công bố 65 bài báo khoa học trong đó có 55 bài đăng trên tạp chí quốc tế, xuất bản 5 sách thuộc nhà xuất bản có uy tín…
Theo tiến sĩ Hà, anh có những hướng nghiên cứu chủ yếu là: kinh tế học về các vấn đề năng lượng và môi trường; kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế; tính toán mức độ chuyển đổi số và đánh giá tác động mà chuyển đổi số gây ra; nghiên cứu về hệ thống tài chính tiền tệ và các chính sách vĩ mô (bao gồm tiền tệ và tài khóa).
Tiến sĩ Hà có hơn 11 năm công tác tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân với vai trò giảng viên. Trong thời gian ấy, tiến sĩ trẻ tuổi này đã tham gia giảng dạy cho sinh viên bậc đại học chính quy và hệ liên kết quốc tế ở Việt Nam. Đồng thời tiến sĩ Hà cũng tham gia tích cực vào việc định hướng các giảng viên trẻ và sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường.
Tiến sĩ Hà là chủ nhiệm và thành viên của nhiều đề tài khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu như: Chi phí phúc lợi của lạm phát xu thế trượt trong nền kinh tế có sự bất ổn chính sách Hoa Kỳ và Việt Nam; Quy tắc xuất xứ, hiệp định tự do thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu: Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam…